Chiến lược truyền thông – yếu tố “sống còn” của mọi doanh nghiệp!

Chiến lược truyền thông là gì?

Chiến lược truyền thông là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của một doanh nghiệp/nhãn hàng. Hay nói cách khác, đây là cách nhãn hàng tiếp cận đến khách hàng.


Chiến lược truyền thông nhằm đảm bảo vị trí của nhãn hàng trong mắt khách hàng. Đây là yếu tố quan trọng giúp bán hàng và nhận diện thương hiệu. Đồng thời rút ngắn thời gian mua hàng của khách hàng.

Chiến lược truyền thông gồm những gì?

Có rất nhiều phương pháp để doanh nghiệp sửa dụng. Trong đó các cách truyền thông được sử dụng nhiều nhất chính là truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp.

Truyền thông trực tiếp: đây là cách truyền thông truyền thống nhất. Bằng cách nói chuyện trực tiếp với khách hàng hoặc quan điện thoại. Tuy nhiên cách này có nhiều hạn chế do việc khó tiếp cận đúng khách hàng cũng như rất dễ làm phiền khách hàng trừ khi người đó thực sự có nhu cầu.

Truyền thông gián tiếp: Đây là cách tiếp cận khách hàng mà không cần phải gặp hoặc nói chuyện trực tiếp với khách hàng. Dễ thấy nhất chính là việc quảng cáo bằng các poster, banner ngoài trời, trên website hay các trang mạng xã hội,…

Chiến lược truyền thông gồm những gì?

Để tạo ra hiệu quả truyền thông cao nhất, các doanh nghiệp nên kết hợp truyền thông trực tiếp và gián tiếp. Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí truyền thông, các doanh nghiệp nên nghiên cứu và xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả. Nhằm mang đến hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất.

Khi nào doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược truyền thông Marketing?

Các doanh nghiệp đều có những chiến dịch cụ thể cho những khoảng thời gian nhất định. Cụ thể:

·        Khi thực hiện chiến lược truyền thông cho sản phẩm mới

·        Khi thực hiện chiến lược truyền thông thương hiệu

·        Khi thực hiện chiến lược truyền thông quảng bá thương hiệu

·        Khi thực hiện chiến lược truyền thông trên mạng xã hội

Cách để xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả

Nhiều nhẵn hàng xây dựng chiến lược truyền thông vô cùng hữu hiệu, từ đó tạo ra hiệu quả marketing cao. Các bạn có thể tham khảo thêm về chiến lược truyền thông của VINAMILK, chiến lược truyền thông của BAEMIN, chiến lược truyền thông của MOMO, chiến lược truyền thông của SHOPEE và chiến lược truyền thông của TIKI. Đây đều là những nhãn hàng sử dụng chiến lực truyền thông hiệu quả.


Để xây dựng chiến lược truyền thông, đầu tiên doanh nghiệp phải xác định chiến lượng marketing. Bởi không phải lúc nào doanh nghiệp của cần truyền thông để bán hàng mà bên cạnh đó còn nhiều mục đích khác.

>>CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Content Writer – Bắt đầu từ đâu ?

Xác định mục tiêu để xây dựng chiến lược truyền thông

Tùy vào mục tiêu truyền thông mà doanh nghiệp lại hướng đến đối tượng khách hàng khác nhau. Mỗi đối tượng khách hàng lại có hành vi, sở thích khác nhau. Do đó thông điệp của từng chiến lược và cách tiếp cận khác nhau.

Thông điệp truyền thông

Mỗi chiến lược truyền thông của mọi nhãn hàng đều có thông điệp riêng. Mỗi thông điệp này phù hợp với đối tượng khác nhau mà nhãn hàng nhắm đến. Ví dụ như nhãn hàng snack Lays với đối tượng nhắm đến là những người trẻ, họ sử dụng các quảng cáo trên chương trình RAPVIET (Một chương trình thu hút nhiều người trẻ đón xem) và thông điệp Lays lựa chọn chính là “Lay’s giòn cực phiêu, Beat hay cực đã”. Đây là một thông điệp mà hầu như chỉ nhắn đến khách hàng là người trẻ.

Ngoài ra, các thông điệp cũng có thể được lặp lại liên tục nhằm tạo ra sự ghi nhớ cho khách hàng.

Lên kế hoạch

Sau khi đã chọn được khách hàng mục tiêu và các yếu tố liên quan. Doanh nghiệp cần lên một kế hoạch chi tiết và cách thực hiện chiến lược truyền thông.

Theo đó, ngườ lập chiến lược truyền thông cần phải nắm rõ được thông điệp truyền thông có đủ mạnh hay không, làm thế nào để thông điệp có thể truyền tải một cách rộng rãi nhất. Bên cạnh đó là cách thức để truyền thông. Như việc truyền thông trên mạng xã hội, hay website, hay poster, banner ngoài trời, hay quảng cáo ở đâu, TVC quảng cáo,….


Bên cạnh đó, trong khi thực hiện chiến dịch cần đo lường sự hiệu quả. Từ đó linh hoạt đẩy mạnh – giảm ngân sách truyền thông.

Kế hoạch phụ thuộc và mức độ lớn mạnh của doanh nghiệp cũng như chi phí marketing. Do đó trong từng giai đoạn phát triển cụ thể sẽ có nhưng chiến lược sao cho phù hợp nhất. Đồng thời mỗi chiến lược truyền thông đều có những mốc thời gian và công việc khác nhau. Do đó cần phải có sự chi tiết và phân công công việc rõ ràng.

Nếu bạn đang có nhu cầu thực hiện các chiến dịch marketing, hãy liên hệ với PhươngNamMedia để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ Marketing một cách toàn diện, với chi phí cạnh tranh. Bên cạnh đó, khách hàng có thể tham khảo gói dịch vụ truyền thông tổng thể cung cấp giải pháp marketing hiệu quả mà lại tiết kiệm chi phí.

Trên đây là toàn bộ bài viết về Chiến lược truyền thông – yếu tố “sống còn” của mọi doanh nghiệp!. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức về Marketing. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với PhươngNamMedia để được tư vấn tận tình.

>>BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Công thức để viết bài PR quảng cáo báo chí hấp dẫn và hiệu quả

 

Phương Nam Media

Hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành Marketing. Các thông tin mà Phương Nam Media đều được tham khảo từ các nguồn uy tín và từ kiến thức cũng như kinh nghiệm cá nhân.

Post a Comment

Previous Post Next Post